Nói lời yêu thương


Join the forum, it's quick and easy

Nói lời yêu thương
Nói lời yêu thương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Nói lời yêu thương

Cùng trao nhau những gì tốt đẹp nhất

Thứ hạng số bài viết thành viên trong diễn đàn
37 Số bài - 36%
21 Số bài - 20%
18 Số bài - 17%
8 Số bài - 8%
7 Số bài - 7%
3 Số bài - 3%
3 Số bài - 3%
2 Số bài - 2%
2 Số bài - 2%
2 Số bài - 2%


Poll
Statistics
Diễn Đàn hiện có 40 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: meotamcang

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 79 in 16 subjects

Share | 

Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Notme

Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
Notme

Thanked : 8
Tham gia : 20/07/2011
Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011) Zkiqdt

Bài gửiTiêu đề: Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011)   Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011) Empty7/27/2011, 11:13 am

Một đêm “nhậu” say khướt có thể kết thúc bằng những chuyện thật tệ. Vậy tại sao nhiều người trẻ vẫn tiếp tục chè chén say sưa?

lẽ là do chúng ta cho rằng hậu quả của chuyện uống rượu không đến nỗi
xấu như thế, và cũng gần như sẽ không xảy ra. Trong khi đó, càng trải
nghiệm những hiệu ứng đầy sức cám dỗ (?) như trở nên thoải mái hơn chẳng
hạn (?) thì có vẻ tốt hơn và ta càng nghĩ đến nó nhiều hơn. Đây là kết
quả một cuộc nghiên cứu mới tại trường Đại học Washington.

Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011) Vss_01

Kết quả nghiên cứu cho biết “trải qua những hậu quả xấu của việc uống rượu thật sự không phải là chuyện có thể cản người ta tiếp tục uống,” theo lời nhà nghiên cứu Kevin King, giảng dạy khoa Tâm lý tại ngôi trường có trụ sở ở thành phố Seattle này.

“Người ta nghĩ, ‘Chuyện đó sẽ không xảy ra với
tôi,’ hoặc ‘Tôi sẽ không bao giờ uống nhiều như thế nữa.’ Dường như họ
không liên hệ chuyện nhậu nhẹt say sưa của mình với những hậu quả xấu,”
ông King nói.

Có lẽ cần có sự can thiệp nhằm giảm bớt nạn chè
chén say sưa để thay đổi quan điểm của mọi người, nhờ vậy họ có thể hiểu
ra chính xác những hậu quả đó xấu cỡ nào.

Hậu quả xấu đến mức nào?

Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011) Vss_02

King và các đồng nghiệp của ông khảo sát khoảng 500
sinh viên tại Đại học Washington. Các sinh viên đã cho biết trong năm
vừa qua họ đã gặp phải 35 hậu quả xấu của việc uống rượu thường xuyên
thế nào, bao gồm hoa mắt, đánh nhau, khó chịu, bỏ học hay bỏ việc, và
đánh mất hay bị trộm mất đồ đạc. Họ cũng được hỏi xem đã trải nghiệm 14
kết quả có thể là tích cực khi uống rượu bao nhiêu lần, chẳng hạn như
cải thiện khả năng giao tiếp, quan hệ giới tính và có nhiều năng lượng
để thức khuya...

Những người tham gia xếp loại xem họ nghĩ mỗi
loại hậu quả là tích cực hay tiêu cực, và liệu họ có cho rằng những hậu
quả đó sẽ xảy ra trong tương lai hay không.

Nhìn chung, những người từng trải qua những hậu
quả tiêu cực đều xếp chúng vào loại ít tệ hại nhất và có vẻ ít xảy ra
nhất, King nói. Và những ai trải nghiệm hiệu quả tích cực đều xếp chúng
vào loại tốt và dễ xảy ra hơn.

Nói một cách khác, theo quan điểm của người uống rượu, “chuyện tốt sẽ tốt hơn và xảy ra nhiều hơn, trong khi chuyện xấu thì không có gì xấu hoặc cũng không thường xảy ra.

Ngoại lệ là những người đã từng gánh chịu những
hậu quả xấu rất nhiều lần. Họ thật sự cho rằng những hậu quả này rất tệ
hại và dễ xảy ra lần nữa, theo các nhà nghiên cứu cho biết.

Những cuộc can thiệp mới

Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011) Vss_03

Kết quả cho thấy người ta không cần phải tổng kết
những hậu quả tốt và xấu của một sự việc và cố sức tránh bị thiệt hại,
theo Christopher Kahler, trưởng khoa Khoa học Xã hội và Hành vi của
trường Đại học Brown.

“Người ta cân đo những hậu quả đó bằng những cách
khá phức tạp,” ông Kahler nói. "Và hầu như họ đong đếm khả năng của
những hậu quả đó dựa trên kinh nghiệm của chính họ," ông nói.

Những cuộc can thiệp nhằm giảm bớt tình trạng
uống rượu của sinh viên đại học có lẽ không nên tập trung vào những hậu
quả xấu của việc uống rượu
, theo lời nhà nghiên cứu Diane Logan, một sinh viên đã tốt nghiệp khoa tâm lý của trường Đại học Washington.

Thay vì vậy, các chương trình có thể giáo dục
sinh viên giảm bớt chuyện chè chén của mình, nhờ vậy họ có thể trải
nghiệm những hiệu quả tốt và tránh hậu quả tiêu cực, Logan nói. Và các
bài tập rèn luyện có thể dạy sinh viên cách cải thiện những kỹ năng xã
hội của mình mà không cần đến sự trợ giúp của men rượu, cô nói.

TRÚC PHƯƠNG (theo Health News Daily)
Về Đầu Trang Go down
 

Vì sao người ta tình nguyện làm ma men? (MTO 7 - 15/7/2011)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nói lời yêu thương » TFTEAM NEWS » Tin Giải Trí-