Nói lời yêu thương


Join the forum, it's quick and easy

Nói lời yêu thương
Nói lời yêu thương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Nói lời yêu thương

Cùng trao nhau những gì tốt đẹp nhất

Thứ hạng số bài viết thành viên trong diễn đàn
37 Số bài - 36%
21 Số bài - 20%
18 Số bài - 17%
8 Số bài - 8%
7 Số bài - 7%
3 Số bài - 3%
3 Số bài - 3%
2 Số bài - 2%
2 Số bài - 2%
2 Số bài - 2%


Poll
Statistics
Diễn Đàn hiện có 40 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: meotamcang

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 79 in 16 subjects

Share | 

Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
-ChiuMapOK♦

Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
-ChiuMapOK♦

Thanked : 1
Tham gia : 12/07/2011
Tuổi : 72
Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?  Zkiqdt
Đến từ : Tiền Giang

Bài gửiTiêu đề: Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?    Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?  Empty7/30/2011, 3:39 pm

- Bản Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thực
sự mở ra một triển vọng mới cho Thủ đô với những bước biến chuyển lớn lao.


Cơ quan
đầu não


Theo quyết định,
hệ thống cơ
quan, công sở, an ninh quốc phòng, các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà
nước và Chính phủ được đặt tại khu vực Ba Đình

trong khi khu vực Tây Hồ Tây bố trí thêm
trụ sở các cơ quan Trung ương.


Bên cạnh đó, Thủ
tướng Chính phủt yêu cầu, rà soát và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan
Trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và tây Hồ Tây; ưu tiên vị trí tại
khu vực tây Hồ Tây để bố trí thêm trụ sở các cơ quan trung ương làm việc, tạo
điều kiện liên hệ thuận lợi với trụ sở của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch
nước và Chính phủ.


Cũng theo quyết
định này, trụ sở cơ quan Thành ủy, HĐND, UBND thành phố được bố trí tại khu vực
xung quanh Hồ Gươm.


Xuất hiện “chùm
đô thị”?


Theo quyết định số
1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu
vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh với các chức năng và đặc thù riêng gồm đô
thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.


Các đô thị này có
chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập.




Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?  20110728132250_IMG_3556
Hà Nội sẽ xuất hiện "chùm đô
thị"



Các đô thị và thị
trấn này được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp
với các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc
gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, thị trấn bằng hành
lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố ).


Đô thị vệ
tinh Hòa Lạc
có chức năng chính về khoa
học công nghệ và đào tạo, đầu tư các cơ sở trọng tâm là ĐH quốc gia Hà Nội và
khu công nghệ cao Hòa Lạc; tiếp tục hoàn thiện Làng Văn hóa du lịch các dân tộc
Việt Nam gắn với Đồng Mô - Ngải Sơn và vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam; phát triển
hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ như: Trung tâm y tế, các cơ sở giáo
dục đại học, các dự án về đô thị mới như Tiến Xuân - Phú Mãn, Đông Xuân. Đô thị
này sẽ gắn kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông tốc độ cao trên Đại
lộ Thăng Long và trục Hồ Tây – Ba Vì.


Đô thị vệ
tinh Sơn Tây
là đô thị văn hóa lịch sử,
du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là khu bảo tồn thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm
và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ
đào tạo, y tế và các đô thị mới. Là cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, đô thị này sẽ
được gắn kết với đô thị trung tâm bằng hệ thông giao thông công cộng trên Quốc
lộ 32 và đường Tây Thăng Long.


Đô thị vệ
tinh Xuân Mai
(cửa ngõ phía Tây Nam Hà
Nội) là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và
hệ thống làng nghề; phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch
vụ về thương mại, đào tạo đại học, cao đẳng... Đô thị ở cửa ngõ phía Tây Nam này
sẽ kết nối đô thị trung tâm với các tỉnh miền núi Tây Bắc qua hành lang Quốc lộ
6 và Nam Quốc lộ 6.


Đô thị vệ
tinh Phú Xuyên
(đô thị cửa ngõ phía Nam
Hà Nội) là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa; xây
dựng các khu, cụm công nghiệp để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, khu
vực Hà Tây (cũ) và hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía Nam
sông Hồng.


Hình thành
các trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu nhà ở công nhân và các tiện
ích đô thị khác như y tế chất lượng cao, đào tạo nghề... Xây dựng hệ thống hồ
điều tiết nước nhân tạo lớn để phục vụ thoát nước, phù hợp với đặc điểm thấp
trũng của khu vực. Đây là đô thị cửa ngõ phía Nam Hà Nội kết nối với đô thị
trung tâm qua tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam – Quốc lộ 1A.


Đô thị vệ
tinh Sóc Sơn
(đô thị cửa ngõ phía Bắc Thủ
đô) là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ
dưỡng sinh thái, hình thành mới khu công nghiệp Mai Đình và các khu công nghiệp
sạch; trung tâm y tế, khu đại học tập trung. Khai thác tiềm năng Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và
vùng cảnh quan núi Sóc và chân núi Tam Đảo.


Không gian xanh


Theo bản quy hoạch này,
định hướng không gian xanh của thành phố bao gồm hành lang xanh và vành đai xanh
dọc sông Nhuệ, các nêm xanh và các công viên đô thị.


Hành lang xanh gồm khu vực
nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… được bảo
vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vực đô thị, giữ gìn cảnh quan và
đảm bảo môi trường sống đô thị.


Vành đai xanh dọc sông Nhuệ
là các vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với khu vực đô thị mở rộng
phía Nam sông Hồng.


Các nêm xanh là vùng đệm
xanh phân cách các khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến đường vành đai 4 và phía
Bắc sông Hồng.


Kiểm soát phát triển các
làng xóm hiện hữu, xây dựng một số công trình công cộng ở quy mô nhỏ, thấp gắn
với đặc trưng sinh thái cây xanh và mặt nước.




Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?  20110728132250_hanlang%20xanh
Không gian xanh của thành phố
được phê duyệt



Rà soát các công
trình cao tầng


Theo Quyết định Phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 số
1259 /QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ tổ
chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô
thị, quy hoạch xây dựng các khu dân cư nông thôn, quy chế quản lý Quy hoạch kiến
trúc… phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.


Thành phố Hà Nội có nhiệm
vụ chỉ đạo việc rà soát, quản lý các công trình cao tầng trên địa bàn thành phố
theo điều kiện cụ thể của từng khu vực, phù hợp quy định quản lý theo đồ án Quy
hoạch được duyệt.


Dự kiến đến năm 2030, diện
tích bình quân nhà ở khu vực đô thị tối thiểu là 30m2 sàn sử dụng/người và nhà ở
nông thôn tối thiểu là 25m2 sàn sử dụng/người. Khu vực nội đô sẽ bị kiểm soát về
mật độ xây dựng và tầng cao, bổ sung thêm các chức năng công cộng, cây xanh và
hạ tầng kĩ thuật. Kiểm soát quy hoạch và kiến trúc đối với nhà ở dân tự xây.


Mở rộng giới hạn khu nội
đô


Khu vực nội đô trong Bản
Quy hoạch mới được mở rộng thêm khái niệm và cả giới hạn:


Khu nội đô lịch sử giới hạn
từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2 là khu vực bảo tồn di sản văn hóa
Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội. Bảo tồn, cải tạo không
gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của
khu phố cổ, khu phố cũ, Hồ Gươm, Thành cổ… Điều chỉnh các chức năng sử dụng đất,
di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài.


Tại đây, sẽ hạn chế phát
triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học, giảm từ 1,2 triệu
người xuống khoảng 0,8 triệu người.


Khu nội đô mở rộng giới hạn
từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ, là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các
trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến
trúc hiện đại.


Khu mở rộng
phía nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4) gồm chuỗi các khu đô thị:
Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Đây là khu vực phát triển dân cư mới
đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của
vùng, quốc gia.


Khu mở rộng
phía bắc sông Hồng, nam sông Cà Lồ gồm 3 khu chính: Khu đô thị Long Biên - Gia
Lâm - Yên Viên (phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn
với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5 và quốc lộ 1);
khu đô thị Đông Anh (phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ
thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì; hình thành khu
thể thao mới thành phố Hà Nội và của quốc gia, trung tâm triển lãm, thương mại
Hà Nội và vui chơi giải trí của thành phố); khu đô thị Mê Linh - Đông Anh (phát
triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng
không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học
công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh).


Khu vực hai
bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô, là nơi bố trí
các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý
nghĩa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây
dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ
Tây - Cổ Loa.



  • Thu Lý
Về Đầu Trang Go down
 

Bản quy hoạch chung Hà Nội có thông tin gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nói lời yêu thương » TFTEAM NEWS » Tin Thời Sự - Xã Hội-